Mở nhà máy cán tôn và những điều cần lưu ý

Đối với một doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, việc mở xưởng/ nhà máy cán tôn để bắt đầu hoạt động kinh doanh là điều tất yếu. Muốn mở xưởng sản xuất đâu có phải đơn giản. Nếu bạn đang chuẩn bị mở xưởn

Cơ khí máy cán tôn

Mở nhà máy cán tôn và những điều cần lưu ý
Ngày đăng: 26/05/2022 | Lượt xem: 1532
Đối với một doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, việc mở xưởng/ nhà máy cán tôn để bắt đầu hoạt động kinh doanh là điều tất yếu. Muốn mở xưởng sản xuất đâu có phải đơn giản. Nếu bạn đang chuẩn bị mở xưởng sản xuất chắc hẳn bạn còn trăn trở nhiều thứ.

 

       Đối với một doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, việc mở xưởng/ nhà máy cán tôn để bắt đầu hoạt động kinh doanh là điều tất yếu. Muốn mở xưởng sản xuất đâu có phải đơn giản. Nếu bạn đang chuẩn bị mở xưởng sản xuất chắc hẳn bạn còn trăn trở nhiều thứ. Với nhiều năm kinh nghiệm. Đã tư vấn và hỗ trợ thành công hàng trăm công trình nhà xưởng cán tôn, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết hết những khó khăn, vướng mắc mà bạn đang lo lắng.

 

 

1. Địa đểm mở xưởng

 

       Toàn bộ dây chuyền sản xuất ở nhà máy cán tôn luôn vận hành mỗi ngày, nên khi chọn nhà cung cấp máy cần lưu ý chọn nhà cung cấp uy tín, sản phẩm có chất lượng tốt. Để chọn thiết bị phù hợp cho mỗi chủ đầu tư thì vấn đề giá cả và chất lượng máy luôn phải cân nhắc. Khi có kế hoạch mở nhà máy cán tôn, địa điểm để mở xưởng sản xuất tôn thép là yếu tố cần quan tâm đầu tiên. Địa điểm cần đáp ứng được yêu cầu như: diện tích mở xưởng máy cán tôn, vị trí xây dựng.

 

       Vị trí xây dựng nhà máy cán tôn cần thông đường lớn để xe lớn vận chuyển tôn cuộn, sắt thép có thể hoạt động bình thường. Vị trí xây dựng xưởng nên đặt ở cách vị trí các nhà máy cán tôn trước đó bán kính 10km, đặt tại các khu đang phát triển có nhu cầu xây dựng cao, xưởng không nhất thiết ở khu vực đông dân cư.

 

2. Mặt bằng nhà máy cán tôn thì càng rộng càng tốt?

 

       Diện tích tối thiểu để bạn có thể mở xưởng cán tôn từ 120 mét vuông trở lên, chiều rộng xưởng 6m và chiều dài tối tiểu là 16m là diện tích cơ bản để hoạt động sản xuất tôn thép. Một nhà máy cán tôn, kinh doanh tôn thép cơ bản sẽ bao gồm: máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn, tôn cuộn, sắt thép, phụ kiện. Như vậy địa điểm mở nhà máy cán tôn bạn cần diện tích để đặt máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn, diện tích chứa sắt thép tổng hợp, diện tích để tôn cuộn...

 

       Máy cán tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 1.6m, dài 11m, giá để tôn cuộn là 3m (để 2 cuộn tôn), còn lại là khu vực ra tôn sóng. Máy chấn tôn loại thông dụng có chiều dài 6m, rộng 1.1m, cao 2m. Máy xả cuộn tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 2m6, dài 1,5m…

 

3. Cần trang bị những thiết bị gì cho nhà máy

 

       Thiết bị cần trang bị cho nhà máy cán tôn cơ bản bao gồm máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn,... ngoài ra xưởng cán tôn cần lắp dặt hệ thống cổng trục, Palan cầu trục có tải trọng nâng tối thiểu 5 tấn.

 

3.1. Chi phí đầu tư máy thiết bị hiện nay trung bình như sau

 

  • Máy cán tôn 1 tầng giá từ: 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng
  • Máy cán tôn 2 tầng giá từ 450 triệu đồng đến 700 triệu đồng => Máy cán tôn 2 tầng là máy cán có thể cán ra hai loại sóng khác nhau ví dụ: máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + 13 sóng Laphong, máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + 5, 6, 7 sóng vuông, máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + sóng ngói,...
  • Cầu trục, nhà xưởng cho nhà máy cán tôn cơ bản khoảng 300 triệu đồng.

 

 

3.2. Ngoài ra còn có một số máy móc nâng cao như

 

  • Máy cán xà gồ giá từ 350 triệu đồng đến 600 triệu đồng.
  • Máy cán tôn sóng ngói giá từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
  • Máy chấn tôn giá từ 90 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
  • Máy xẻ tôn phụ kiện giá từ 15 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
  • Dây chuyền tôn xốp giá từ 1,7 tỷ đồng đến 2,4 tỷ đồng,...

 

4. Chọn nhà cung cấp thiết bị

 

       Toàn bộ dây chuyền sản xuất ở nhà máy cán tôn luôn vận hành mỗi ngày, nên khi chọn nhà cung cấp máy cần lưu ý chọn nhà cung cấp uy tín, sản phẩm có chất lượng tốt. Để chọn thiết bị phù hợp cho mỗi chủ đầu tư thì vấn đề giá cả và chất lượng máy luôn phải cân nhắc.

 

       Mỗi dây chuyền máy móc đều có cấu tạo chung gồm: Phần cơ khí, phần điện, phần thủy lực và phần bảo hành của nhà cung cấp. Tại nhà máy cán tôn, các máy hoạt động thường xuyên ưu tiên chọn thiết bị tốt, tầm quan trọng của từng bộ phân xếp theo thứ tự như sau: bộ phận dẫn hướng dao cắt, dao cắt, con lăn tạo hình, trục cán, vòng bi. Phần điện và phần thủy lực là 2 phần như tim gan phổi của máy nên các bạn nên ưu tiên chọn thiết bị tốt.

 

 

 

Tin liên quan